Vải lưới là một loại chất liệu phổ biến, thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, nếu so sánh với các loại vải như lụa, cotton, polyester,… thì vải lưới vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vậy vải lưới là gì? Có nguồn gốc từ đâu, quá trình sản xuất như thế nào? Bao gồm mấy loại, ưu nhược điểm là gì? Hãy để Nệm Trung Nguyên giải đáp cho bạn ngay bây giờ nhé!
Mục lục bài viết:
- 1 Vải lưới là gì?
- 2 Tìm hiểu nguồn gốc ra đời của vải lưới
- 3 Quá trình sản xuất vải lưới như thế nào?
- 4 Vải lưới có mấy loại?
- 5 Ưu nhược điểm của vải lưới là gì?
- 6 Tính ứng dụng của vải lưới trong đời sống và sản xuất
- 7 Lưu ý quan trọng khi sử dụng và bảo quản vải lưới
- 8 Giải đáp các câu hỏi liên quan đến vải lưới
- 9 Kết luận
Vải lưới là gì?

Vải lưới (tiếng Anh gọi là mesh) – là một loại vải được sản xuất từ chất liệu nhựa PP hoặc PVC. Để làm ra vải lưới, nhà sản xuất sẽ đun nóng chảy các hạt nhựa rồi kéo thành sợi, sau đó dệt thành từng tấm vải. Về cấu trúc, vải lưới sẽ có hàng nghìn lỗ tròn nhỏ trên bề mặt, đây cũng là lý do cho tên gọi vải lưới của chất liệu này.
Xem thêm: Vải Spandex là gì?
Tìm hiểu nguồn gốc ra đời của vải lưới

Thực chất là từ xa xưa, việc dùng lưới đã xuất hiện trong nhiều hoạt động đời sống, như làm lưới đánh cá, võng hoặc túi. Thế nhưng đến tận thế cuối thế kỷ 19, chất liệu này mới bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc và thời trang.
Lewis Haslam – một chủ nhà máy người Anh đã nảy sinh ý tưởng dùng vải lưới trong lúc đang đi dạo cùng dì của mình dưới thời tiết lạnh giá. Ông nhìn thấy chiếc găng tay dì mình bị thủng lỗ, khi hỏi về chúng thì dì lại khẳng định vẫn cảm thấy ấm áp.
Haslam thấy tò mò, ông quyết định thử nghiệm và phát triển các loại vải dệt kim với cấu trúc lỏng lẻo. Đồng thời, ông còn thành lập một công ty dệt may mang tên Aertex – đây chính là nhà sản xuất vải lưới đầu tiên của thế giới.
Đến những năm 1980, những loại vải do Aertex sản xuất đã trở nên vô cùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống. Không chỉ trong ngành may mặc, vải lưới còn trở thành một biểu tượng văn hoá đại chúng, xuất hiện trong nhiều MV ca nhạc nổi tiếng.
Quá trình sản xuất vải lưới như thế nào?

Vải lưới được sản xuất bằng nhiều kỹ thuật khác nhau tùy vào từng loại sợi dệt nên nó, cụ thể là bằng nylon và polyester. Hầu hết quá trình làm ra vải lưới sẽ bắt đầu bằng việc tinh chế dầu mỏ, chiết xuất ra monome polyamide, rồi trộn với các loại axit nhằm tạo thành polymer.
Lúc này, polymer đang ở dạng rắn nên sẽ được nấu chảy và ép qua ống kéo sợi nhằm tạo thành các sợi polymer. Sau khi đợi cho các sợi polymer này nguội đi, chúng sẽ được đưa vào các cuộn và vận chuyển đến nhà máy dệt may để sản xuất vải lưới.
Trong phần lớn trường hợp, các nhà sản xuất vải lưới sẽ tiến hành nhuộm sợi Polyester hoặc Nylon trước khi dệt thành vải. Tiếp theo đó, các nhà máy có thể dệt các sợi này bằng nhiều cách khác nhau để cho ra đời các dạng lưới khác nhau.
Vải lưới có mấy loại?
Hiện nay, vải lưới đưa chia thành 5 loại chính như sau:
Vải lưới Polyester

Đây là loại vải lưới được làm từ chất liệu Polyester, có đặc tính nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, tính thoáng khí cao, giúp mang đến cảm giác khô ráo và thoải mái khi vận động. Vải lưới Polyester thường được sử dụng để may các loại đồ đạc, trang phục thể thao.
Vải lưới Nylon

Là loại vải lưới được làm từ chất liệu Nylon, tuy nhiên chúng ít được ứng dụng trong ngành may mặc, đôi khi chỉ được dùng làm các trang phục nhẹ nhàng như váy dạ hội. Vải lưới Nylon có nhiều ứng dụng nổi bật như làm tấm che mặt trong ngành nuôi ong, túi lưới đựng quần áo, màn lều, túi giặt, bộ lọc chất lỏng,…
Vải lưới Tuyn

Vải lưới Tuyn có thể cấu thành từ nhiều loại sợi như Polyester, Nylon, Rayon, lụa… được đan theo kiểu lục giác và có nhiều lỗ nhỏ. Vải sở hữu đặc tính mỏng nhẹ, mịn và cứng. Vải Tuyn thường được ứng dụng để làm trang phục khiêu vũ cho vũ công, mạng che mặt, váy cưới, váy tutu ba lê,…
Vải lưới Power

Được đánh giá là loại vải lưới tốt nhất vì sở hữu nhiều ưu điểm như: tính đàn hồi cao, bền bỉ, khả năng nén tốt, co giãn 4 chiều và mềm mại. Vải Power được ứng dụng để làm các sản phẩm như đồ thể thao, trang phục định hình (quần áo ôm sát cơ thể), đồ lót,… Bên cạnh đó, chúng còn được dùng phổ biến trong trang trí nội thất nhờ bề mặt gần như trong suốt.
Vải lưới Powernet

Vải lưới Powernet có cấu trúc khá dày, trọng lượng nhẹ, bề mặt có các lỗ nhỏ li ti với khả năng co giãn tốt. Loại vải này thường dùng được làm quần tất, áo lót, váy nịt bụng, trang phục khiêu vũ, leotards hoặc đồ trượt băng.
Ưu nhược điểm của vải lưới là gì?

Vậy ưu nhược điểm của vải lưới là gì? Cùng tìm hiểu ngay nào!
Ưu điểm
- Độ bền bỉ vượt trội: Các loại vải lưới làm từ Polyester và Nylon thường có độ bền cao, chịu lực tốt, không bị rách dù có giặt hoặc sử dụng nhiều lần.
- Khả năng chịu nhiệt tốt: Vải lưới cho khả năng chịu nhiệt rất tốt, có thể lên đến 90 độ C.
- Co giãn thoải mái: Các loại vải lưới có độ co giãn tốt, nhanh chóng phục hồi về trạng thái ban đầu dù bị kéo căng liên tục, giúp duy trì hình dạng ban đầu lâu dài.
- Tính thoáng khí cao: Cấu trúc vải có nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, giúp không khí lưu thông dễ dàng, đảm bảo tính thoáng khí cao và cung cấp sự thoải mái khi mặc.
- Nhiều loại màu sắc: Vải lưới có khá nhiều màu sắc đẹp mắt, do đó có tính ứng dụng rất cao trong ngành may mặc.
- Giá cả đa dạng: Do là loại vải nhân tạo nên vải lưới có giá cả khá rẻ, đáp ứng được nhu cầu mua sắm và sử dụng của nhiều người.
Nhược điểm
- Dễ bị ăn mòn bởi hóa chất: Vải lưới khi tiếp xúc với các chất hoá học sẽ dễ bị biến đổi hoặc ăn mòn thời gian.
- Tính giữ nhiệt kém: Do cấu trúc đặc trưng với nhiều lỗ nhỏ, vải lưới có tính giữ nhiệt kém nên ít được sử dụng vào mùa đông.
- Thấm hút mồ hôi chưa tốt: Khả năng thấm hút không thật sự tốt, dễ làm người mặc thấy hầm bí và khó chịu.
- Khó khăn khi vệ sinh: Cần giặt tay hoặc giặt máy ở chế độ nhẹ nếu không muốn làm hư hỏng vải.
Tính ứng dụng của vải lưới trong đời sống và sản xuất

Vải lưới thường được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Dùng để sản xuất các sản phẩm gì? Cùng khám phá nào!
- Lĩnh vực thời trang: Vải lưới thường được dùng để sản xuất trang phục thể thao, giày thể thao, ba lô, túi xách, cặp đi học và các loại quần áo thời trang cao cấp.
- Lĩnh vực đồ nội thất: Vải lưới là chất liệu cho các sản phẩm như rèm cửa, võng, ghế lưới, đồ trang trí, khăn trải giường, khăn phủ,… và nhiều loại vật dụng khác.
- Lĩnh vực đồ gia dụng: Dùng làm loại túi giặt, túi đựng đồ ăn, túi lưới đa năng, túi đi chợ,…
- Lĩnh vực công nghiệp: Vải lưới được ứng dụng trong quá trình lọc thực phẩm đóng chai như nước ngọt, nước mắm, nước tương, mật ong, sữa,… Đồng thời còn được dùng để lọc các dung dịch lỏng, nhằm đảm bảo độ tinh khiết và chất lượng sản phẩm.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng và bảo quản vải lưới
Trong quá trình sử dụng và bảo quản vải lưới, người dùng cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây:
- Không để vải lưới tiếp xúc với nhiệt độ cao, do chúng làm từ các sợi nhựa nên sẽ dễ bị biến dạng hoặc hoặc chảy xệ.
- Nên giặt quần áo vải lưới (nếu có) bằng nước lạnh, không nên giặt với nước nóng.
- Không phơi vải lưới trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, chỉ nên phơi ở nơi thoáng mát để tránh gây hư hỏng cho vải.
- Vải lưới rất ít bị nhăn, nên không cần ủi nhiều lần, tốt nhất là không nên ủi để bảo vệ cấu trúc vải tốt hơn.
- Khi vệ sinh, nên giặt nhẹ bằng tay chứ không nên dùng máy giặt mạnh, nhằm tránh gây rách hoặc biến dạng vải.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến vải lưới
Vải lưới được sản xuất ở đâu?

Vải lưới ban đầu được sản xuất tại các cơ sở của Aertex tại Vương quốc Anh. Khi loại vải này trở nên phổ biến vào giữa những năm 1980, các cơ sở sản xuất khác đã được mở ra tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Anh vẫn là nhà sản xuất chính loại vải này cho đến cuối thế kỷ 20.
Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã thay thế các quốc gia phương Tây trở thành nhà cung cấp hàng đầu các loại hàng dệt may như lụa, cotton, rayon, polyester, nylon,… Đồng thời, các quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Pakistan, Indonesia,… cũng đã trở thành nhà cung cấp hàng dệt may quan trọng.
Hiện nay, polyester và nylon là hai loại vải thường được sử dụng để làm vải lưới, phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc. Thế nhưng với nền kinh tế bùng nổ, cùng các quy định được nới lỏng gần đây đã thúc đẩy sự trở lại của ngành sản xuất hàng dệt may tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng vẫn là nhà cung cấp vải lưới hàng đầu thế giới trong tương lai gần, nhưng lĩnh vực sản xuất polyester và nylon đang ngày càng trở nên cạnh tranh.
Vải lưới có giá bao nhiêu?

Giá cả của vải lưới sẽ phụ thuộc vào vật liệu sử dụng và kiểu lưới được dệt. Ví dụ, vải lưới không nhuộm được dệt theo kiểu vuông đơn giản sẽ có giá tương đối rẻ, nhưng lưới nhuộm sáng được dệt theo kiểu Tulle lục giác có giá cao hơn.
Nếu một loại lưới nhất định như Tulle, được làm từ lụa thì nó sẽ đắt hơn vải lưới làm từ vật liệu tổng hợp. Tuy nhiên, giá của nylon và polyester gần như ngang nhau. Quan trọng hơn là việc mua vải lưới từ các quốc gia phương Tây có thể đắt hơn so với mua từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan hoặc Indonesia.
Vải lưới tác động đến môi trường như thế nào?

Tác động môi trường của vải lưới phụ thuộc vào vật liệu làm ra chúng. Tuy nhiên, vì loại vải này luôn được làm từ vật liệu tổng hợp, nên có thể dễ dàng nói rằng chúng có tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường.
Cả nylon và polyester đều là vật liệu tổng hợp, có nguồn gốc từ dầu mỏ. Đây là nguồn tài nguyên không bền vững, vì dầu mỏ cũng được sử dụng để sản xuất các mặt hàng quan trọng như xăng và dầu, nên việc dùng nó để làm vải đã bị các nhà bình luận ở mọi phe phái chính trị phản đối.
Phải mất rất nhiều công sức để khai thác dầu mỏ, sau đó người ta phải tốn thêm thời gian để biến nó thành sợi vải. Trong quá trình sản xuất nylon và polyester, người ta còn sử dụng một lượng lớn nước để làm mát vật liệu khi chúng ở dạng nóng chảy, qua đó dễ làm nguồn nước bị ô nhiễm
Ngoài ra, quá trình sản xuất nylon đòi hỏi một chất gọi là axit adipic, việc sản xuất hóa chất này sẽ giải phóng nitơ oxit vào khí quyển, mà các nhà khoa học xác định là độc hại với môi trường gấp 300 lần so với CO2. Cả polyester và nylon đều không phân hủy sinh học, điều đó có nghĩa là quần áo làm từ những loại vải này có thể gây hại cho môi trường trong hàng nghìn hoặc hàng triệu năm.
Bài viết liên quan: Phân biệt vải Satin và vải lụa Latin
Kết luận
Vải lưới là một chất liệu phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Hy vọng qua bài viết trên, Nệm Trung Nguyên đã giúp bạn hiểu rõ vải lưới là gì, nắm rõ được các ưu nhược điểm và các lưu ý quan trọng khi sử dụng. Xin cảm ơn vì đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại trong những nội dung thú vị tiếp theo!