Có nên để cây trong phòng ngủ không? Giải đáp chi tiết!

Trang trí nhà ở bằng cây xanh đã trở thành một xu hướng phổ biến trong nhiều năm gần đây. Nhiều người tin rằng việc đặt cây xanh trong nhà không chỉ mang lại không gian sống gần gũi với thiên nhiên, mà còn giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường thư giãn. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề khiến không ít người thắc mắc đó là liệu có nên để cây trong phòng ngủ không? Trong bài viết này, Nệm Trung Nguyên sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trên và cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp!

Liệu có nên để cây trong phòng ngủ không?

Liệu có nên để cây trong phòng ngủ không?
Có nên để cây trong phòng ngủ không?

Vào ban ngày phần lớn các loại cây xanh sẽ thực hiện quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbon dioxit (CO2) và thải ra khí oxy (O2). Tuy nhiên vào ban đêm, quá trình này lại lại bị đảo ngược, cây sẽ lấy oxy trong không khí và thải ra khí cacbon dioxit. Do đó, việc để cây trong phòng ngủ có thể dẫn đến vấn đề thiếu không khí để hô hấp, làm ngạt hơi và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thế nhưng việc đặt cây trong phòng ngủ không phải hoàn toàn là không được. Bạn có thể lựa chọn các loại cây sở hữu cơ chế sinh học ngược (CAM – Crassulacean acid metabolism). Cụ thể khi về đêm, các loài thực vật này sẽ hấp thụ khí cacbon dioxit và thải ra khí oxy, qua đó giúp gia tăng lượng không khí trong phòng ngủ, đảm bảo giấc ngủ an toàn và trọn vẹn cho mọi người.

Kinh nghiệm quan trọng khi chọn cây đặt trong phòng ngủ

Như vậy với câu hỏi “có nên để cây trong phòng ngủ không?”, cây trả lời là hoàn toàn được với điều kiện cây phải có cơ chế sinh học ngược, nhằm đảm bảo sức khỏe trong quá trình nghỉ ngơi. Khi lựa chọn cây cho phòng ngủ, bạn hãy xem qua các kinh nghiệm sau đây!

Ưu tiên cây có cơ chế sinh học ngược

Cây Nha Đam có cơ chế sinh học ngược

Như đã đề cập ở trên, thực vật có cơ chế sinh học ngược (CAM – Crassulacean acid metabolism) rất phù hợp để đặt trong phòng ngủ. Các loài cây này có quá trình phát triển bằng việc đóng kín ‘khí khổng’ – thường được dùng để hấp thụ cacbon dioxit vào ban ngày, qua đó ngăn cản quá trình thoát hơi nước và giữ nước lại trong thân cây.

Khi đêm xuống, thời tiết lúc này sẽ lạnh và ẩm hơn, ‘khí khổng’ sẽ được mở ra để nhả khí oxy và bắt đầu hấp thụ khí cacbon dioxit. Bên cạnh việc tăng cường lượng oxy trong phòng ngủ, các loại thực vật này còn giúp thanh lọc không khí, giảm khí độc gây hại. Một số loại cây mà bạn có thể tham khảo lựa chọn là cây Lan chi (Dây Nhện), cây Lưỡi hổ, cây Nha Đam (Lô Hội),…

Đảm bảo cây có hình dáng và kích thước vừa vặn

Chọn cây có hình dáng và kích thước vừa vặn

Phần lớn phòng ngủ hiện nay thường có diện tích khá hạn chế, vì thế không nên lựa chọn các loại cây có kích thước thân to, tán nhiều hoặc lá quá sum sê. Điều này có thể gây chật chội cho phòng ngủ, chưa kể lá rụng nhiều sẽ gây mất vệ sinh, thu hút muỗi và côn trùng trú ngụ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Do đó, bạn chỉ nên chọn cây xanh có kích thước vừa vặn, hoặc trồng các chậu cây nhỏ mini để bàn là tốt nhất. Bên cạnh đó cũng không nên trồng quá nhiều cây, tối đa chỉ nên 3-4 chậu nhỏ là đủ, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho quá trình chăm sóc và cắt tỉa cành lá.

Chọn cây có mùi hương dễ chịu

Chọn cây có mùi hương dễ chịu

Phòng ngủ là không gian kín, nếu bạn lựa chọn các loại cây có mùi hương quá nồng sẽ dễ gây khó chịu, có thể dẫn đến mất ngủ. Do đó chỉ nên đặt những loại cây có mùi thơm nhẹ nhàng trong phòng ngủ, điều này sẽ giúp bạn an thần và thoải mái khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại thực vật có màu sắc nhẹ nhàng như màu trắng, kem, pastel,… để giúp tạo sự dễ chịu khi nhìn.

4 lợi ích của để cây trong phòng ngủ

Phần tiếp theo đây, hãy cùng Nệm Trung Nguyên tìm hiểu qua về các lợi ích khi đặt cây trong phòng ngủ nào!

Đặt cây trong phòng ngủ giúp tăng độ ẩm

Cây giúp tăng độ ẩm

Đặt cây trồng trong nhà có thể giúp tăng độ ẩm không khí thông qua một quá trình gọi là “quá trình transpiration” hoặc “sự tiết mồ hôi của cây.” Quá trình này diễn ra khi cây hấp thụ nước, dưỡng chất từ đất thông qua rễ, sau đó chuyển chúng lên các phần trên của cây như lá và thân.

Khi nước tiết ra từ các lỗ trên lá (stomata) trong quá trình hô hấp, nó bay hơi vào không khí, tạo thành hơi nước. Điều này có nghĩa rằng cây trồng trong nhà có thể tạo ra một môi trường với độ ẩm cao hơn, làm cho không gian trở nên thoải mái hơn, giúp ngăn chặn sự khô da và khô họng.

Thanh lọc không khí

NASA đã thực hiện một nghiên cứu về cây trồng trong nhà và khả năng lọc không khí của chúng. Kết quả cho thấy một số loại cây khi trồng trong phòng thí nghiệm, được thiết lập như phòng ngủ bình thường (trong quá trình nghiên cứu), có khả năng làm sạch không khí bằng cách hấp thụ các chất độc hại như benzen và formaldehyde qua lá cây.

Đồng thời, cây xanh còn giúp tạo oxy và tăng độ ẩm trong không gian, làm cho không khí trong nhà sạch sẽ và tươi mát hơn. Điều này không chỉ làm cho phòng đẹp hơn mà còn có lợi cho sức khỏe của bạn.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Theo nhiều nghiên cứu khác, một số loại cây trong phòng ngủ có khả năng giải phóng các ion âm, giúp kích hoạt sản xuất serotonin – hormone có tác dụng làm giảm căng thẳng và lo lắng. Vì vậy, việc có cây trong phòng ngủ không chỉ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn mà còn giúp bạn thức dậy với tinh thần sảng khoái và vui vẻ hơn!

Giảm tiếng ồn hiệu quả

Thực vật có khả năng làm giảm tiếng ồn trong một mức độ nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả giảm tiếng ồn có thể khác nhau tùy thuộc vào loại cây, kích thước và môi trường cụ thể. Các loại cây có lá lớn và mặt phẳng rộng thường có khả năng hấp thụ tiếng ồn tốt hơn. Một số loại cây như cây Dây Nhện, cây Lưỡi Hổ và cây Thiết Mộc Lan,… có khả năng làm giảm tiếng ồn trong môi trường bằng cách hấp thụ và làm phản xạ âm thanh.

Gợi ý 5 loại cây phù hợp để đặt trong phòng ngủ

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn, Nệm Trung Nguyên sẽ gợi ý ngay 5 loại cây trồng phù hợp cho phòng ngủ dưới đây!

Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ

Câu Lưỡi Hổ sở hữu khả năng quang hợp ngược nên rất phù hợp khi đặt trong phòng ngủ vào ban đêm. Theo nhiều nghiên cứu, Lưỡi Hổ có khả năng thanh lọc khí độc như nicotine (khói thuốc lá), formaldehyde, benzen,… rất tốt, đảm bảo cho không khí trong phòng trong lành và sạch sẽ.

Cây Nha Đam (Lô Hội)

Cây Nha Đam (Lô Hội)

Sở hữu cơ chế sinh học ngược, cây Nha Đam (Lô Hội) sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho phòng ngủ nhà bạn. Không chỉ hỗ trợ cung cấp thêm oxy vào buổi tối, cây còn giúp cải thiện không khí mát mẻ và thanh lọc khí độc rất hiệu quả. Ngoài ra, cây Nha Đam sống rất khoẻ, không cần phải tưới nước hoặc phơi nắng nhiều, thích hợp để trồng trong không gian kín như phòng ngủ.

Cây Dây Nhện (Cây Lan Chi)

Cây Dây Nhện (Cây Lan Chi)

Cây Dây Nhện, thường có 2 tên gọi khác là Lục Thảo Trổ và Lan Chi, chúng có hình dáng với những chiếc lá dài giống chân nhện. Cây Lan Chi có khả năng loại bỏ đến 90% formaldehyde – một chất gây hại thường xuất hiện trong các sản phẩm gia đình hàng ngày. Ngoài ra, cây còn giúp làm sạch không khí bằng cách hấp thụ khói và mùi khói, giữ cho mức lượng oxy trong phòng ngủ ổn định, tạo điều kiện lý tưởng cho giấc ngủ.

Cây Trúc Mây

Cây Trúc Mây

Cây Trúc Mây hay còn gọi là cây Mật Cật, có khả năng làm sạch không khí bằng cách loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong môi trường như formaldehyde, xylene và amoniac. Ngoài ra, cây trúc mây có thể sống trong môi trường ít ánh sáng, điều này làm cho cây trở thành lựa chọn lý tưởng cho phòng ngủ. Để duy trì sức khỏe của cây, nên hạn chế cây tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều, tưới nước đều đặn và tránh để cây bị thấp nước quá mức.

Cây hoa Oải Hương

Cây hoa Oải Hương

Hoa Oải Hương có màu tím đặc trưng, sở hữu mùi hương dịu nhẹ có tác dụng xua đuổi côn trùng và an thần rất hiệu quả. Đặt một chậu cây Oải Hương trong phòng ngủ sẽ giúp cho không gian trở nên có mùi thơm dễ chịu, đồng thời thanh lọc không khí và giúp bạn có được giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, có một vấn đề là cây hoa Oải Hương lại khá khó trồng tại Việt Nam.

Kết luận

Việc đặt cây trong phòng ngủ thật sự mang lại nhiều lợi ích như cải thiện chất lượng không khí, tạo không gian xanh mát và giúp giảm căng thẳng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn các loại cây phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “có nên để trong phòng ngủ không?”. Nệm Trung Nguyên sẽ tiếp tục mang đến các bài viết hữu ích, hãy thường xuyên theo dõi website nemtrungnguyen.com để đón đọc nhé!

.
.
.