Gối chống trào ngược là sản phẩm được thiết kế với độ nghiêng tối ưu, có khả năng giúp trẻ sơ sinh giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, việc sử dụng gối không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích như mong đợi. Nếu dùng không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy tác hại của gối chống trào ngược là gì? Hãy cùng Nệm Trung Nguyên tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết:
Tác hại của gối chống trào ngược mà ba mẹ nên biết
Đầu tiên, cần phải khẳng định rằng gối chống trào ngược là giải pháp giúp trẻ sơ sinh cải thiện hiệu quả vấn đề trào ngược dạ dày. Thế nhưng, việc sử dụng gối sai cách có thể gây ra những vấn đề không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Cụ thể, các tác hại của gối chống trào ngược sẽ bao gồm:
Làm máu khó lưu thông lên não
Gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh thường có độ nghiêng từ 15-30 độ so với chiều thẳng đứng, để giúp bé khi nằm không bị ọc sữa hoặc trào ngược. Tuy nhiên, việc ba mẹ để bé nằm trên gối quá lâu có thể dẫn đến vấn đề làm máu khó lưu thông lên não.
Có thể gây gù lưng
Tác hại của gối chống trào ngược tiếp theo mà ba mẹ cần lưu ý là dễ gây gù lưng. Các loại gối chống trào ngược thường kết cấu mềm mại, trong khi đó trẻ sơ sinh lại có khung xương còn yếu. Để bé nằm trên gối trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng gù lưng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Do đó, ba mẹ chỉ nên cho bé sử dụng gối trong một thời gian ngắn mà thôi!
Dẫn đến lệch cột sống
Bên cạnh vấn đề gù lưng, việc để bé nằm lâu trên gối chống trào ngược có thể làm lệch cột sống và gây hại cho khung xương của bé. Lý do là khung xương của trẻ sơ sinh lúc này vẫn chưa định hình hoàn chỉnh, để bé nằm trên gối quá lâu có thể tạo ra những tác động xấu, dẫn đến lệch cột sống.
Dị ứng và kích ứng da
Một số loại gối chống trào ngược làm từ các loại chất liệu không phù hợp, chứa nhiều tạp chất có thể gây dị ứng hoặc kích ứng da của bé. Làn da của trẻ sơ sinh đặc biệt rất nhạy cảm, do đó ba mẹ cần chú ý mua gối được làm từ chất liệu an toàn, có tính thoáng mát cao, có khả năng lưu thông không khí tốt, không gây hầm nóng hoặc đổ mồ hôi lưng cho trẻ.
Trên đây là các tác hại của gối chống trào ngược mà ba mẹ cần lưu ý khi cho bé sử dụng. Tốt nhất là khi cho trẻ ăn hoặc bú xong, chỉ nên cho bé nằm trên gối chống trào ngược khoảng từ 15-20 phút là đủ, sau đó nên bế bé sang giường hoặc nôi để nằm.
Lưu ý khi sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh
Trong quá trình sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ, ba mẹ nên lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
- Ba mẹ không nên để cho bé nằm quá lâu hoặc ngủ trên gối, điều này sẽ dẫn đến nhiều tác hại như đã kể phần trên, chỉ nên cho bé nằm từ 15-20 phút là được.
- Khi cho bé ăn hoặc bú xong, nên đặt trẻ nằm nghiêng nhẹ nhàng lên gối, kê đầu cao hơn chân để giữ độ nghiêng giữa thân bé và gối là 15-30 độ. Cho trẻ nằm yên từ 10-15 phút
- rồi vỗ nhẹ vào lưng để giúp bé thấy dễ chịu.
- Hãy thường xuyên vệ sinh gối để hạn chế vấn đề tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc chất dơ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi giặt gối, nên chọn các loại bột giặt làm tính, không nên dùng chất tẩy rửa có nồng độ mạnh vì da bé còn yếu.
- Khi mua gối chống trào ngược, nên chọn các thương hiệu uy tín như Babymoov, Bibo’s, Rototo Bebe, Emong, Uala Rogo,… và chọn gối làm từ các chất liệu an toàn như bông cotton, sợi tre, bông gòn,…
- Nếu sau một thời gian mà tình trạng trào ngược của bé vẫn tiếp diễn, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để thăm khám và được điều trị tốt nhất.
Bạn nên xem qua: Những điều cần biết khi mua gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh
Kết luận
Mặc dù gối chống trào ngược có thể mang lại nhiều lợi ích nhất định trong việc giảm thiểu tình trạng trào ngược, thế nhưng ba mẹ vẫn cần thận trọng khi sử dụng. Nếu dùng không đúng cách có thể gây ra các nguy cơ như gù lưng, lệch cột sống, làm máu khó lưu thông và dị ứng cho bé. Nệm Trung Nguyên hy vọng việc liệt kê các tác hại của gối chống trào ngược sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ và cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng, qua đó đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh cho bé!
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe tốt nhất cho bé, ba mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra, nếu vấn đề trào ngược không được cải thiện, nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị!
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết chỉ có mục đích cung cấp thông tin, không được xem là lời khuyên y tế.