Ngâm chân trước khi ngủ với nước nóng được xem là phương pháp mang lại lợi ích cho sức khỏe, được đông đảo nhiều người áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những tác dụng của việc ngâm chân này là gì? Rồi nên ngâm chân thế nào để phát huy hiệu quả tốt nhất? Cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng Nệm Trung Nguyên giải đáp các câu hỏi này trong bài viết dưới đây!
Mục lục bài viết:
Ngâm chân trước khi ngủ có tốt không?
Bạn có biết rằng ở bàn chân của chúng ta có đến hơn 20 huyệt đạo được kết nối trực tiếp với não bộ, mỗi huyệt đạo sẽ đảm nhận một trách nhiệm riêng biệt và có tác động to lớn đến với sức khỏe.
Theo nhiều chuyên gia, việc ngâm chân trước khi ngủ với nước nóng sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích như: giãn các mạch máu ở bàn chân, hỗ trợ máu huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe, cải thiện trí não,…
Vậy ngâm chân trước khi đi ngủ có tác dụng gì?
Sau đây, hãy cùng Nệm Trung Nguyên tìm hiểu những lợi ích cụ thể của việc ngâm chân trước khi ngủ.
Tăng cường năng lượng và thư giãn trí não
Dưới bàn chân có hệ thống mạch máu dày đặc, việc ngâm chân trước khi ngủ với nước nóng sẽ làm cho các mạch máu này giãn ra, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và mang đến cho bạn giấc ngủ ngon.
Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra hormone hạnh phúc, qua đó tăng cường năng lượng cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ giảm stress, thư giãn trí não, tăng mức độ tập trung và cân bằng cảm xúc.
Nâng cao sức khoẻ cho cơ thể
Nước nóng sẽ không chỉ giúp tăng lưu lượng máu xuống vùng bàn chân, mà còn giúp giải độc cho cơ thể, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, giảm viêm, ngăn ngừa các loại bệnh tật… Qua đó giúp cơ thể có sự thư giãn, đảm bảo sự cân bằng tổng thể, đồng thời duy trì và nâng cao sức khoẻ ổn định.
Hỗ trợ điều trị bệnh
Việc ngâm chân kết hợp với bấm huyệt là phương pháp điều trị các loại bệnh lý mãn tính như rối loạn cơ xương, lạc nội mạc tử cung,… Ngâm chân trước khi ngủ cho phép tăng cường lưu thông máu, kiểm soát các triệu chứng bệnh và bảo vệ tốt sức khoẻ cho cơ thể.
Hạn chế mất ngủ
Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ sẽ giúp các cơ bắp được thư giãn, làm dịu hệ thần kinh, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, hạn chế tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Bạn nên ngâm chân thường xuyên, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng vùng bàn chân để tạo tác động tích cực đến các mạch máu và dây thần kinh, kích thích quá trình tuần hoàn máu và điều hoà khí huyết tốt hơn.
Chữa trị bệnh ngoài da
Ngâm chân thường xuyên với nước nóng và muối có thể giúp điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da như nấm chân, nấm móng chân,… Muối có khả năng chăm sóc da rất tốt, tẩy các tế bào chết, giảm ngứa, ngăn viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi vết thương.
Loại bỏ mùi hôi chân
Nếu bạn đang gặp tình trạng hôi chân, bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với các loại thảo dược hoặc tinh dầu. Cách này sẽ giúp làm sạch chân, tẩy rửa các loại bụi bẩn, tế bào da, loại bỏ mùi hôi nhanh chóng và trả lại đôi chân thơm tho sạch sẽ.
Hướng dẫn ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ
Vậy ngâm chân như thế nào mới đúng cách? Hãy tham khảo qua các bước cụ thể ngay dưới đây!
- Bước 1: Chuẩn bị một thau nước nóng có nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C.
- Bước 2: Cho vào thau muối, tinh dầu hoặc thảo dược vào bên trong. Nếu sử dụng thảo dược thì nên tìm hiểu cẩn thận và tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
- Bước 3: Dùng tay khuấy đều để các nguyên liệu trong thau tan đều, đồng thời kiểm tra nhiệt độ của nước. Nếu nước quá lạnh hoặc quá nóng thì có thể đổ thêm nước nóng/lạnh vào thau.
- Bước 4: Tìm một chiếc ghế để ngồi, sau đó đặt hai chân vào bên trong thau nước ấm. Giữ nguyên trong khoảng từ 10-15 phút.
- Bước 5: Lấy chân khỏi thau và lau khô bằng khăn.
Đối tượng không nên ngâm chân nước nóng trước khi ngủ
Mặc dù ngâm chân trước khi ngủ mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải ai cũng nên thực hiện phương pháp này. Dưới đây là các đối tượng không nên ngâm chân với nước nóng.
- Người bị tiểu đường: Dễ dẫn đến vấn đề bỏng da, lý do là bàn chân của người tiểu đường thường có lớp da mỏng, làm giảm sự cảm nhận nhiệt độ của nước và sẽ dẫn đến bỏng da.
- Người bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch: Ngâm chân với nước nóng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng, có thể dẫn đến hoại tử.
- Người bị suy giãn tĩnh mạch: Khi ngâm chân, nước nóng sẽ làm các mạch máu giãn ra, giúp máu lưu thông nhanh hơn. Điều này có thể làm tĩnh mạch giãn nở, gây nguy hiểm với người bệnh.
- Người bị tim mạch hoặc huyết áp: Không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân, nếu thấy ra nhiều mồ hôi thì nên dừng lại, lau khô mồ hôi và chọn nơi kín gió để nằm.
- Trẻ em nhỏ: Trẻ nhỏ ngâm chân có thể làm dây chằng ở chân lỏng lẻo, không tốt cho quá trình phát triển của chân sau này. Nghiêm trọng hơn có thể gây biến dạng cột sống, ảnh hưởng đến não, tim và bụng.
- Phụ nữ đang mang thai: Ngâm chân lâu sẽ làm cho máu tập trung xuống chân, không cung cấp đủ máu lên não, dễ dẫn đến tức ngực, chóng mặt, giãn tĩnh mạch, sưng phù và ảnh hưởng đến thai nhi.
- Người sức khoẻ yếu: Ngâm chân trong thời gian dài dễ gây tụt huyết áp, suy giảm sức khoẻ.
Bên cạnh đó, những ai thường bị đau đầu, ho, buồn nôn, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân trong nước nóng, vì có thể làm bệnh nặng hơn. Người bị bệnh herpes, eczema cũng không nên ngâm chân vì có thể gây nhiễm trùng.
Lưu ý khi ngâm chân trước khi ngủ
Cuối cùng là những lưu ý cần biết khi ngâm chân trước khi đi ngủ, bạn nhớ đừng bỏ qua nhé!
- Ngâm nước ngập cổ chân: Bạn hãy đổ nước sao cho đủ ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Lý do là ở cổ chân có 3 đường kinh dương và 3 đường kinh âm, đồng thời chân cũng là nơi có nhiều huyệt nguyên và huyệt tỉnh. Để nước ngập cổ chân sẽ giúp tác động lên các huyệt đạo tốt hơn, đảm bảo khí huyết lưu thông hiệu quả.
- Không ngâm chân trong vòng 30 phút sau khi ăn: Do lúc này cơ thể cần tập trung máu qua hệ tiêu hoá để hấp thụ thức ăn. Còn khi ngâm chân sẽ làm máu dồn xuống chân, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
- Nước ngâm chân cần có nhiệt độ từ 40-50 độ C: Không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh, nước nên có nhiệt độ từ 40-50 độ C. Dùng nước quá lạnh có thể không đạt hiệu quả tốt nhất; còn nước quá nóng sẽ làm tổn thương chân, làm tăng kích thước mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu.
- Không nên ngâm chân quá lâu: Chỉ nên ngâm chân từ khoảng 10-15 phút, không nên ngâm quá 20 phút vì có thể làm rối loạn tuần hoàn cơ thể. Vào mùa đông, nếu bạn ngâm chân lâu có thể làm khô da hoặc nổi mẩn ngứa.
- Phụ nữ không ngâm chân trong ngày hành kinh: Lúc này cơ thể thường rất mệt mỏi và bị mất máu. Cần ưu tiên việc lưu thông máu đến tử cung để giảm bớt đau bụng kinh, do đó không nên ngâm chân vào những ngày này.
- Nhớ lau khô chân sau khi ngâm: Sau khi ngâm chân, không nên đi ngủ ngay mà hãy dùng khăn khô để lau chân, rồi chờ một chút cho nhiệt độ cơ thể cân bằng lại.
Xem thêm:
Kết luận
Ngâm chân trước khi ngủ là một phương pháp đơn giản, nhưng lại mang đến nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe và tinh thần. Do đó, bạn hãy dành vài phút mỗi ngày để ngâm chân, đừng quên kết hợp thêm với các loại nguyên liệu tự nhiên phù hợp, qua đó cảm nhận được sự tích cực mà phương pháp này mang lại. Nệm Trung Nguyên xin chúc bạn có được sức khoẻ và giấc ngủ tốt nhất!
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết chỉ có mục đích cung cấp thông tin, không được xem là lời khuyên y tế.