Tổng hợp 12 cách ngủ ngon khi trời nóng không dùng điều hoà

Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Chính cái nóng oi bức từ những ngày hè không chỉ làm gián đoạn quá trình nghỉ ngơi, mà còn gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng cho cơ thể. Thế nhưng bạn không cần phải lo lắng, bởi vì trong bài viết này Nệm Trung Nguyên sẽ bật mí 12 cách ngủ ngon khi trời nóng cực kỳ hiệu quả. Cùng khám phá ngay thôi nào!

12 cách ngủ ngon khi trời nóng bức không dùng điều hoà

Việc sử dụng điều hoà để hỗ trợ giấc ngủ khi trời nắng nóng chắc chắn là giải pháp hiệu quả nhất, thế nên trong danh sách này Nệm Trung Nguyên sẽ không nhắc đến cách trên. Thay vào đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những phương pháp khác để giúp bạn ngủ ngon khi trời nóng.

Hãy uống nhiều nước

Ly nước
Hãy uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước trong những ngày nắng nóng sẽ giúp cơ thể điều hoà nhiệt độ tốt hơn trong khi ngủ. Tốt nhất là bạn nên để một ly nước lạnh ở cạnh giường để uống khi cần, tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều nước từ 1-2 tiếng trước giờ ngủ để tránh phải thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm.

Chọn trang phục thoáng mát

Trang phục thoải mái khi ngủ
Cách ngủ ngon khi trời nóng? Chọn trang phục thoáng mát

Cách ngủ ngon khi trời nóng tiếp theo là bạn nên lựa chọn các loại quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi tốt như chất liệu cotton, linen, lụa,… để giúp cơ thể cảm thấy mát mẻ khi ngủ. Việc lựa chọn quần áo phù hợp còn giúp tạo sự thoải mái trong quá trình nghỉ ngơi.

Nằm ngủ trên sàn hoặc võng

Võng nằm
Ngủ trên võng giúp mát mẻ hơn

Nếu trời quá nóng, bạn nên tạm rời xa chiếc giường của mình và lựa chọn ngủ trên võng để cải thiện giấc ngủ. Võng thường được treo trên cao, có kết cấu thông thoáng giúp không khí lưu thông đều xung quanh cơ thể của bạn, từ đó làm mát hiệu quả và mang đến giấc ngủ thoải mái.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn ngủ trên sàn nhà hoặc nền gạch khi thời tiết nóng bức, cách này sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng khi tiếp xúc với khí lạnh dưới đất, đồng thời hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả. Để tốt hơn, bạn có thể sử dụng thêm chiếu trúc khi nghỉ ngơi, chiếu trúc vừa có chất liệu thoáng mát, vừa có thể đặt trên giường hoặc dưới sàn nhà nên rất tiện lợi.

Kéo rèm cửa vào ban ngày

Rèm cửa
Kéo rèm cửa vào ban ngày

Ánh sáng mặt trời chính là nguyên nhân làm cho nhiệt độ trong phòng tăng cao, để hạn chế tình trạng này bạn hãy kéo rèm cửa phòng lại. Cách này sẽ giúp hạn chế ánh sáng trực tiếp chiếu vào phòng, làm hạ nhiệt độ xung quanh và đảm bảo không gian trong nhà luôn mát mẻ. Còn vào ban đêm, bạn nên mở hết rèm cửa sổ ra để giúp không khí lưu thông tốt hơn, đồng thời đẩy khí nóng ra ngoài nhanh chóng. Đây là cách ngủ ngon vào mùa hè rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Tắm nước ấm

tắm nước ấm
Tắm nước ấm là cách ngủ ngon khi trời nóng rất hiệu quả

Nghe có vẻ hơi sai phải không nào! Tuy nhiên việc tắm nước ấm thật sự sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt trước khi đi ngủ. Bạn nên tắm nước ấm khoảng 1 tiếng trước giờ ngủ, lúc này nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm xuống nhanh chóng vì cơ thể thích nghi với môi trường mát nhanh hơn, qua đó tạo sự thư giãn và giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.

Không uống rượu bia hoặc ăn đồ cay nóng

không dùng đồ uống có cồn trước khi ngủ
Không nên sử dụng đồ uống có cồn

Thêm một cách ngủ ngon khi trời nóng hiệu quả nữa là nên tránh sử dụng đồ uống có cồn hoặc thức ăn cay trước khi ngủ. Sử dụng các loại thực phẩm này vào buổi tối sẽ làm cơ thể mất nước, gây đổ mồ hôi đêm và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Thay vào đó, bạn nên dùng các loại nước uống có lợi ích thanh nhiệt, làm mát hoặc dùng các món ăn nhẹ theo phương pháp luộc, hấp để hạn chế bớt dầu mỡ.

Rửa chân bằng nước lạnh

Rửa chân
Rửa chân bằng nước lạnh

Vào những ngày nắng nóng, thân nhiệt cơ thể sẽ tăng cao, máu sẽ thường chảy về hướng chân nhiều hơn và tạo ra cảm giác nóng. Vì thế trước khi đi ngủ, bạn có thể rửa chân bằng nước lạnh nhằm giúp giảm nhiệt cho cơ thể, sau đó lau khô chân để có giấc ngủ thoải mái.

Tắt những thiết bị đang toả nhiệt

Tắt hết đèn trong phòng để mát hơn
Tắt những thiết bị đang toả nhiệt

Một điều ít người chú ý đến là trong nhà hoặc phòng ngủ thường có rất nhiều thiết bị điện đang toả nhiệt như Tivi, máy tính, bóng đèn,… Khi trời oi bức, các thiết bị này sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng và tạo cảm giác nóng hơn. Vì thế bạn hãy tắt hoàn toàn các vật dụng trên, đặc biệt là bóng đèn để giúp phòng ngủ mát hơn.

Kết hợp quạt và nước đá

Quạt và đá lạnh
Sử dụng quạt và nước đá để làm mát

Để giúp giải nhiệt tốt hơn khi trời nắng nóng, bạn có thể tìm một hộp hoặc thao nhỏ rồi đổ đầy đá lạnh vào trong, sau đó đặt thao nước đá trước máy quạt. Gió từ quạt thổi qua lớp đá lạnh sẽ tạo ra luồng không khí mát mẻ, làm giảm nhiệt độ hiệu quả do thời tiết nóng bức gây ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt quạt gần các khu vực cửa sổ hay cửa ra vào. Đây là những nơi đón được nhiều gió nên sẽ giúp quạt đẩy không khí nóng ra ngoài và hút khí mát vào trong, từ đó làm mát phòng hiệu quả và mang đến cảm giác thông thoáng.

Thay đổi tư thế ngủ

tư thế ngủ
Thay đổi tư thế nằm sẽ giúp tăng cường tính mát mẻ

Theo Sammy Margo – chuyên gia về giấc ngủ tại Anh Quốc, tư thế ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thân nhiệt và cảm giác mát mẻ của cơ thể. Khi nhiệt độ tăng lên, mọi người có thể điều chỉnh tư thế ngủ để tăng cường luồng không khí và thúc đẩy quá trình làm mát. Theo Sammy Margo, sẽ có 3 tư thế ngủ giúp mọi người tăng độ mát mẻ khi ngủ, cụ thể là:

  • Tư thế sao biển: Nằm ngửa và dang rộng tứ chi. Tư thế này sẽ giúp cơ thể được làm mát hiệu quả vì nó tối đa hoá bề mặt tiếp xúc với không khí.
  • Tư thế chiếc thìa: Nằm nghiêng và kẹp gối vào giữa hai chân, tư thế này giữ cho cơ thể ổn định, đồng thời giúp luồn không khí lưu thông tốt hơn. Kiểu nằm này còn rất tốt cho người mắc chứng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ vì nó giúp cho đường thở luôn thông thoáng.
  • Tư thế rơi tự do: Nằm sấp hoàn toàn. Với tư thế này, bạn nên lót thêm một chiếc khăn mát bên dưới hoặc dùng thêm gối làm mát để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và ngăn nhiệt tích tụ.

Tuy nhiên, tư thế nằm sấp được một số chuyên gia cảnh báo có thể gây gai đốt sống, mỏi cổ, đau lưng, tạo áp lực lên lồng ngực, ức chế hô hấp và làm cột sống cong vẹo. Vì thế bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện tư thế nằm này!

Dùng mềm mỏng hoặc ga giường cotton

Bộ Drap Cotton Trung Nguyên

Một cách ngủ ngon khi trời nóng được nhiều khá người áp dụng là lựa chọn các loại chăn mền mỏng nhẹ hoặc drap giường tencel để tăng cường tính thoáng mát. Ga giường hoặc chăn từ cotton có đặc tính thoáng khí tốt, thấm hút mồ hôi, hạn chế được tình trạng bí bách hoặc hầm nóng khi nghỉ ngơi.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn drap giường với tông màu lạnh để tạo cảm giác mát mẻ khi nằm. Không nên lựa chọn ga giường từ các chất liệu như nylon hoặc polyester, hãy thường xuyên giặt ga mền khoảng 2 tuần/lần để cải thiện giấc ngủ trong những ngày nóng bức.

Sử dụng nệm điều hoà cho giấc ngủ

Nệm Cao Su Thiên Nhiên Trung Nguyên Gold

Nệm là vật dụng rất quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu đối với giấc ngủ của mỗi người. Tuy nhiên trong những ngày oi bức, các loại đệm với chất liệu không phù hợp có thể ra tình trạng giữ nhiệt, tạo cảm giác hầm nóng lưng và gây khó chịu cho cơ thể.

Để giúp giải quyết tình trạng này, bạn nên đổi qua sử dụng các loại nệm điều hoà với kết cấu thoáng khí, có công nghệ làm mát hiện đại để giúp hỗ trợ tốt hơn cho giấc ngủ. Theo kinh nghiệm từ Nệm Trung Nguyên, những dòng nệm có khả năng hỗ trợ làm mát tốt sẽ là nệm cao su thiên nhiênnệm lò xo. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn các sản phẩm này tại website Nệm Trung Nguyên.

Kết luận

Như vậy là Nệm Trung Nguyên đã bật mí xong cho bạn 12 cách ngủ ngon khi trời nóng mà không cần sử dụng điều hoà. Đây chắc chắn sẽ là những phương pháp cực kỳ hiệu quả giúp bạn giải quyết nhanh chóng tình trạng nóng nực khó chịu trong quá trình nghỉ ngơi. Hãy lưu lại bài viết này để có thể áp dụng khi cần nhé các bạn. Nệm Trung Nguyên sẽ tiếp tục mang đến cho bạn thêm nhiều nội dung hữu ích khác, hãy thường xuyên theo dõi website Nệm Trung Nguyên để không bỏ lỡ!

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết chỉ có mục đích cung cấp thông tin, không được xem là lời khuyên y tế.

Xem thêm:

.
.
.