Mất ngủ đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến ở nhiều người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sức khỏe và cuộc sống. Và trong số những cách giúp cải thiện mất ngủ hiện nay, ngồi thiền được xem là phương pháp rất hiệu quả được nhiều người áp dụng. Vậy ngồi thiền mang lại những lợi ích nào? Nên thực hiện ra sao? Ngay bây giờ, hãy cùng Nệm Trung Nguyên tìm hiểu chi tiết về cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ trong bài viết này nhé!
Mục lục bài viết:
Lợi ích của thiền đối với giấc ngủ
Theo một nghiên cứu vào năm 2015 đăng trên tạp chí JAMA, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được việc thiền chánh niệm có khả năng giúp giảm các triệu chứng mất ngủ trên các đối tượng. Trong cuộc sống hàng ngày, những yếu tố như căng thẳng, chán nản hoặc lo âu chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ, việc thiền định sẽ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái tinh thần, giảm bớt lo lắng và hỗ trợ cơ thể đi vào ngủ dễ dàng hơn. Ngồi thiền mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho giấc ngủ như:
- Kích thích sản sinh Melatonin – Hormone có vai trò điều hòa giấc ngủ, từ đó giúp cơ thể dễ đi vào ngủ.
- Tăng sản sinh Serotonin – tiền chất của hormone Melatonin, góp phần giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Giảm Cortisol – hormone gây căng thẳng cho cơ thể, mang đến cảm giác thư giãn và dễ chịu khi ngủ.
- Hỗ trợ giảm huyết áp, giảm nhịp tim và nhịp thở, tạo sự thuận lợi cho cơ thể có được giấc ngủ ngon cả đêm.
Hướng dẫn cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ hiệu quả
Hiện nay đang có rất nhiều cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ khác nhau, mỗi phương pháp lại có một cách thực hành riêng. Trong phần dưới đây, Nệm Trung Nguyên xin chia sẻ cho bạn 3 phương pháp thiền phổ biến nhất:
Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation)
Thiền chánh niệm là phương pháp thiền tập trung hoàn toàn vào hiện tại, đón nhận mọi thứ một cách cởi mở và không phán xét, từ đó giúp cơ thể giảm lo âu, căng thẳng và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đây là cách thiền phù hợp cho người mới bắt đầu.
Cách thực hiện: Hãy loại bỏ hết mọi thứ gây mất tập trung khỏi phòng của bạn, gồm cả điện thoại, vật dụng khác,… Sau đó nằm xuống với tư thế thoải mái, rồi tập trung vào hơi thở. Bắt đầu hít vào với 10 nhịp đếm, rồi nín thở trong 10 nhịp và sau đó thở ra trong 10 nhịp. Lặp lại như vậy 5 lần.
Thiền quét cơ thể (Body scan meditation)
Thiền quét cơ thể là kỹ thuật tập trung vào từng bộ phận trên cơ thể, nhằm cảm nhận được toàn bộ đau nhức và căng thẳng. Từ đó hỗ trợ thư giãn cơ bắp, giảm lo âu và giúp cơ thể dễ ngủ hơn.
Cách thực hiện: Trước hết bạn cần loại bỏ hết mọi vật gây phiền nhiễu trong phòng. Sau đó nằm xuống với tư thế thoải mái, nhắm mắt lại và thở chậm. Tập trung cảm nhận phần khuôn mặt, hàm, mắt và cơ mặt. Rồi từ từ di chuyển xuống cổ, vai, cánh tay và ngón tay. Tiếp tục đến bụng, lưng, hông, chân và bàn chân. Bạn cần lưu ý cảm giác ở từng bộ phận, có thể lặp ngược lại các bước từ chân đến đầu.
Thiền có hướng dẫn (Guided meditation)
Đối với phương pháp thiền này cần phải có người hướng dẫn, bạn có thể tham gia một lớp học thiền hoặc nghe một bản ghi âm và làm theo hướng dẫn từ lời nói đó. Với phương pháp này, người thực thiền cần phải tưởng tượng những hình ảnh, khung cảnh yên tĩnh. Bạn có thể dùng video hoặc âm thanh để giúp tưởng tượng tốt hơn, điều này sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, bớt căng thẳng và dễ ngủ.
Cách thực hiện: Hãy chọn một bản ghi âm có lời hướng dẫn thiền, giảm màn hình điện thoại hoặc thiết bị đang sử dụng để giúp tăng độ tập trung. Mở bản ghi âm, nằm xuống giường, hít thở thật sâu và chậm. Tập trung vào giọng nói của người hướng dẫn, tránh để tâm trí bản thân bị xao nhãng.
Những ảnh hưởng không mong muốn khi ngồi thiền
Ngồi thiền là một phương pháp an toàn cho tất cả mọi người, tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn bên trong một số các rủi ro, bao gồm:
- Người mới tập thiền có thể cảm thấy chóng mặt do tập trung cao độ và thay đổi nhịp thở.
- Thiền có thể gây ra tình trạng buồn bã, lo lắng hoặc bồn chồn, đặc biệt là ở những người có cảm xúc tiêu cực bị dồn nén.
- Xuất hiện tình trạng cứng cơ khi thực hiện một số tư thế thiền nhất định.
- Ngồi thiền trong thời gian dài có thể gây đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở vùng lưng, cổ và đầu gối.
- Với một số người có vấn đề tâm lý như trầm cảm thì việc ngồi thiền có thể làm bệnh nặng thêm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ngồi thiền hoặc tập thiền dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Lưu ý quan trọng khi tập ngồi thiền
Khi tìm hiểu về cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ, bạn nên lưu ý đến những điều quan trọng dưới đây:
Thiền không chữa rối loạn giấc ngủ: Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là liệu pháp tác động đến tâm lý để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì thế thiền không thể chữa trị dứt điểm chứng rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ,…). Để được điều trị hiệu quả, bạn có thể đến thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Thiền cần thời gian để mang lại kết quả: Phương pháp thiền đòi hỏi người thực hiện cần có sự kiên trì, nhẫn nại và tập luyện thường xuyên để đạt hiệu quả cao. Bạn chắc chắn không thể thấy ngay được kết quả chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần ngồi thiền. Vì thế, hãy chăm chỉ rèn luyện đều đặn mỗi ngày để cảm nhận được sự hiệu quả theo thời gian.
Không phải cứ tập thiền là cải thiện giấc ngủ: Khi tập thiền, nhiều người sẽ cảm thấy giấc ngủ được cải thiện đáng kể, tuy nhiên một số người lại thấy không có gì thay đổi hoặc tệ hơn là gặp phải tình trạng khó ngủ sau khi thiền. Điều này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp thiền, thời gian luyện tập, tần suất, tình trạng sức khoẻ và cả tâm lý.
Nên chọn loại thiền phù hợp cho giấc ngủ: Hiện nay có rất nhiều phương pháp thiền khác nhau, tuy nhiên không phải tất cả các loại thiền để giúp hỗ trợ cho giấc ngủ. Có nhiều loại thiền sẽ giúp bạn tập trung và tỉnh táo hơn, một số loại thiền lại giúp thư giãn và giảm căng thẳng,… Vì thế bạn hãy lựa chọn loại thiền phù hợp với mục tiêu của bản thân.
Và thiền cũng chỉ là một trong nhiều phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bạn. Bạn có thể kết hợp thiền với nhiều cách khác để giúp giấc ngủ tốt hơn như sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, xây dựng môi trường ngủ (phòng ốc, chăn ga gối nệm) thoải mái,… Nếu như chứng mất ngủ vẫn kéo dài, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị sẽ là cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Khám phá 10 loại thực phẩm cải thiện giấc ngủ hiệu quả
- 6 dấu hiệu nhận biết nên thay nệm ngay lập tức để bảo vệ sức khoẻ
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn các cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ hiệu quả cùng những thông tin quan trọng mà Nệm Trung Nguyên muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ biết thêm một phương pháp hiệu quả để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bản thân. Để được điều trị hiệu quả chứng mất ngủ, Nệm Trung Nguyên khuyên bạn nên sớm đến các bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ tốt nhất. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết!
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết chỉ có mục đích cung cấp thông tin, không được xem là lời khuyên y tế.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/meditation-for-sleep