Giấc ngủ REM là gì? Có tầm quan trọng như thế nào?

Giấc ngủ REM là một trong những giai đoạn quan trọng của chu kỳ giấc ngủ, đóng vai trò then chốt trong việc phục hồi và cải thiện trí não. Vậy giấc ngủ REM được định nghĩa cụ thể như thế nào? Có tầm quan trọng và ảnh hưởng thế nào đến trí nhớ, cảm xúc và sức khỏe? Hãy cùng Nệm Trung Nguyên tìm hiểu kỹ hơn về chu kỳ đặc biệt của giấc ngủ này trong bài viết dưới đây.

Giấc ngủ REM là gì?

REM
Giấc ngủ REM là gì?

Giấc ngủ REM có tên tiếng Anh đầy đủ là “Rapid Eye Movement”, có nghĩa là giấc ngủ chuyển động nhanh của mắt. Đây là một trong hai chu kỳ giấc ngủ của cơ thể, lúc này mắt của bạn đang nhắm nhưng chuyển động rất nhanh, não sẽ xuất hiện các hình ảnh hay còn gọi là giấc mơ; đồng thời nhịp tim, huyết áp, nhịp thở sẽ tăng lên nhanh chóng.

Chu kỳ giấc ngủ REM thường xuất hiện khoảng 70 – 90 phút sau khi cơ thể nhắm mắt và đi vào giai đoạn đầu tiên của chu trình giấc ngủ. Tại thời điểm này, sóng não sẽ dần thay đổi từ Delta sang Alpha, các giác quan cùng cơ bắp sẽ bị tê liệt tạm thời, trong khi đó nhịp tim và hơi thở tăng lên nhanh chóng. Theo một nghiên cứu không chính thức thì REM chiếm đến khoảng 41% thời gian giấc ngủ và phần lớn chu kỳ giấc ngủ của cơ thể.

Giấc ngủ REM và non-REM

giấc ngủ non-REM
Tìm hiểu về giấc ngủ non-REM

Trong quá trình ngủ, não bộ của chúng ta sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau, một trong những giai đoạn đó sẽ bao gồm REM và non-REM. Với REM thì chúng ta đã tìm hiểu qua ở phần trên, vậy còn giấc ngủ non-REM là gì?

Giấc ngủ non-REM, tên gọi đầy đủ là Non-Rapid Eye Movement, là giấc ngủ không chuyển động nhanh của mắt. Giai đoạn giấc ngủ REM sẽ diễn ra xen kẽ với giấc ngủ non-REM theo các chu kỳ lặp lại. Trong đó, thời lượng giấc ngủ REM sẽ dài hơn vào ban đêm và khi gần sáng, chiếm khoảng 20-25% chu kỳ giấc ngủ của người lớn và chiếm hơn 50% đối với trẻ sơ sinh.

Khám phá 4 giai đoạn của giấc ngủ

4 giai đoạn của giấc ngủ
4 giai đoạn của giấc ngủ (Nguồn: sleepfoundation.org)

Hiện nay, giấc ngủ của mỗi người sẽ được chia thành 4 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1, 2, 3 sẽ là giai đoạn giấc ngủ non-REM; còn giai đoạn 4 sẽ là giai đoạn giấc ngủ REM. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng giai đoạn giấc ngủ của một người sẽ trải qua nhé:

Giai đoạn 1 (non-REM)

Giai đoạn 1 là giai đoạn ngủ nông, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mơ màng hoặc lim dim. Thường thì giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 1-5 phút đầu tiên (có thể đến 10 phút với những ai khó ngủ), chiếm khoảng 5% tổng thời gian ngủ.

Giai đoạn 2 (non-REM)

Ở giai đoạn 2, cơ thể sẽ chuyển qua trạng thái thư giãn và thả lỏng, nhịp tim sẽ chậm lại và nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm. Giai đoạn 2 sẽ kéo dài khoảng 10 – 25 phút trong chu kỳ đầu tiên, sau đó kéo dài hơn trong chu kỳ tiếp theo.

Giai đoạn 3 (non-REM)

Đây còn được gọi là giấc ngủ sóng chậm (SWS), là giai đoạn giấc ngủ sâu và cơ thể rất khó bị đánh thức. Trong chu kỳ giấc ngủ, giai đoạn 3 thường kéo dài từ 20 – 40 phút.

Giai đoạn 4 (REM)

Đây chính là giai đoạn ngủ REM, hay còn gọi là giai đoạn ngủ yên. Giấc ngủ REM thường xuất hiện khoảng 90 phút sau khi ngủ. Thời gian của chu kỳ giấc ngủ REM thường tăng lên sau mỗi chu kỳ giấc ngủ. Trong chu kỳ đầu tiên, giai đoạn 4 sẽ kéo dài khoảng 10 phút, ở chu kỳ cuối của giấc ngủ đêm thì có thể kéo dài đến 1 giờ.

Tìm hiểu lợi ích của giấc ngủ REM

Theo nhiều nghiên cứu, giai đoạn giấc ngủ REM mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Cụ thể là:

Củng cố trí nhớ

Củng cố trí nhớ

Trong giấc ngủ REM, não của bạn sẽ xử lý những kiến ​​thức và kỹ năng mới học được trong ngày, sau đó chuyển sang vùng trí nhớ dài hạn. Nhờ đó giúp củng cố trí nhớ của chúng ta tốt hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ lâu dài, nâng cao năng suất làm việc và học tập của não bộ.

Điều hoà tâm trạng

Giấc ngủ REM có khả năng giúp não xử lý những ký ức cảm xúc, giải tỏa tâm lý, đồng thời loại bỏ những thông tin và hình ảnh dư thừa trong tâm trí, bao gồm những điều sợ hãi và đau buồn. Điều này sẽ giúp đầu óc của bạn trở nên tích cực, mang đến tinh thần lạc quan, vui vẻ và hạnh phúc.

Phát triển não bộ ở trẻ

Phát triển não bộ ở trẻ

REM là giai đoạn giấc ngủ rất cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh. Theo nhiều nghiên cứu, REM có thể kích thích hệ thần kinh, qua đó giúp phát triển cấu trúc não trưởng thành của trẻ.

Giảm nguy cơ mất trí nhớ

Theo một nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Neurology, những người có ít giấc ngủ REM sẽ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, cứ mỗi khi 1% giấc ngủ REM giảm thì nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ sẽ tăng khoảng 9%.

Thúc đẩy khả năng ngôn ngữ

Thúc đẩy khả năng ngôn ngữ

Trong giai đoạn REM, não bộ sẽ sàng lọc lại thông tin và hình ảnh trong ngày, sau đó lưu vào trí nhớ dài hạn. Qua đó hình thành nên khả năng ngôn ngữ của con người, điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là với trẻ em và trẻ sơ sinh.

Hậu quả khi cơ thể thiếu giấc ngủ REM

Theo các nghiên cứu, việc chúng ta thiếu đi giấc ngủ REM có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khoẻ như:

  • Suy giảm khả năng ứng phó
  • Dẫn đến đau nửa đầu
  • Tăng nguy cơ béo phì
  • Khó khăn khi cần tập trung
  • Khó điều hòa cảm xúc
  • Suy yếu hệ miễn dịch
  • Luôn cảm thấy uể oải khi thức dậy

Cách duy trì và cải thiện giấc ngủ REM

Sau đây, hãy cùng Nệm Trung Nguyên tìm hiểu các cách giúp duy trì và cải thiện giấc ngủ REM.

Hãy ngủ đủ giấc và đều đặn

Hãy ngủ đủ giấc và đều đặn

Một người sẽ cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày, nếu ngủ ít hơn sẽ làm giảm số lượng giai đoạn giấc ngủ REM cần có. Bên cạnh đó, bạn còn cần duy trì tính ổn định cho đồng hồ sinh học của bản thân, hãy cố gắng xây dựng các thói quen lành mạnh như không ăn quá no vào buổi tối, không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tránh dùng đồ uống có cồn hoặc caffeine, tập thể dục đều đặn,…

Chữa trị dứt điểm các bệnh lý

Một số loại bệnh lý, điển hình như chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây cản trở quá trình nghỉ ngơi, làm giảm đáng kể giai đoạn giấc ngủ REM. Nếu đang mắc phải các bệnh lý như trên, bạn nên đi thăm khám tại bệnh viện để điều trị dứt điểm, điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.

Cẩn thận khi dùng thuốc kê toa

Cẩn thận khi dùng thuốc kê toa

Nhiều loại thuốc kê toa có chứa thành phần gây buồn ngủ, dễ làm bạn rơi vào giấc ngủ ngay khi uống. Nghe có vẻ bình thường, nhưng điều này sẽ làm bạn thấy khó ngủ vào ban đêm, dễ làm cho đồng hồ sinh học và chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn. Bạn nên cẩn thận khi uống các loại thuốc cảm, sốt, sổ mũi, giảm đau,…

Thư giãn trước khi ngủ

Để giúp giấc ngủ đạt chất lượng cao, bạn hãy thử thực hiện một số phương pháp giúp thư giãn trước khi ngủ như nghe nhạc nhẹ, tắm bồn, đọc sách, thiền, tập Yoga,…

Một số câu hỏi thường gặp về REM

Rượu có tác động thế nào đến giấc ngủ REM?

Rượu có tác động thế nào đến giấc ngủ REM?

Trong một đánh giá về nghiên cứu lịch sử giấc ngủ, cho thấy việc uống rượu có thể là suy giảm giấc ngủ REM. Bên cạnh đó, uống rượu còn gây ra nhiều vấn đề khác như ngủ ngáy, dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, tăng số lần đi vệ sinh, gián đoạn nhịp sinh học cơ thể,… Tốt nhất là bạn không nên uống rượu trước khi ngủ.

Giấc ngủ REM hay non-REM tốt hơn?

Không có bên tốt hơn bên nào, thực tế là cơ thể chúng ta cần cả giấc ngủ REM và non-REM. Giấc ngủ REM rất quan trọng đối với trí nhớ, còn giấc ngủ non-REM sẽ giúp cơ thể sửa chữa và tái tạo các mô.

Giấc ngủ non-REM có tác dụng gì?

Giấc ngủ non-REM đóng vai trò sửa chữa và tái tạo các mô, xây dựng xương và cơ, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RDB) là gì?

Tìm hiểu về chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RDB)

Trong giai đoạn ngủ REM, cơ thể chúng sẽ bị liệt tạm thời để ngăn các chuyển động không cần thiết, tuy nhiên với người gặp chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD) thì không. Do đó, cơ thể của họ có thể thực hiện các hành động trong giấc mơ của mình như khua tay, la hét, đá đấm,…

Xu hướng rối loạn này diễn ra từ từ, rồi chuyển nặng dần theo thời gian, có thể gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh và người thân xung quanh. Người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Kết luận

Qua bài viết trên đây, chúng ta đã thấy được rằng giấc ngủ REM có một vai trò vô cùng quan trọng đối với chu kỳ giấc ngủ. Việc tìm cách duy trì, cải thiện REM là điều hết sức cần thiết để bảo vệ và nâng cao sức khỏe tinh thần cho mỗi người. Hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập luyện thể dục,… để bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân nhé.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết chỉ có mục đích cung cấp thông tin, không được xem là lời khuyên y tế.

Tham khảo: health.harvard.edu, webmd.com, sleepfoundation.org

Nệm Trung Nguyên

Nệm Trung Nguyên - Sự lựa chọn hoàn hảo cho giấc ngủ của gia đình Việt.

.
.
.